Kho logistics có những loại nào?
Kho logistics có vai trò quan trọng trong việc lưu trữ và vận chuyển hàng hóa. Nó không chỉ là một phần quan trọng của chuỗi cung ứng mà còn mang yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Bài viết này Hai My sẽ nêu ra một số loại kho logistics phổ biến hiện nay.
Kho logistics là gì?
Kho logistics là nơi lưu trữ và bảo quản hàng hóa giúp cung cấp đến khách hàng một cách nhanh nhất. Các cơ sở kinh doanh sẽ cố gắng tối ưu hóa nhất hiệu quả logistics. Để tiết kiệm chi phí và phục vụ các khách hàng tốt hơn. Hiện nay, khi ngành logistics đang ngày càng phát triển thì nhu cầu sử dụng kho bãi logistics lại càng tăng.
Vai trò của kho logistics
- Tập hợp hàng hóa về một điểm để dễ kiểm soát và phân phối.
- Hỗ trợ quá trình sản xuất hàng hóa đúng tiến độ.
- Đảm bảo chất lượng hàng hóa không thay đổi, giữ nguyên chất lượng.
- Giảm các chi phí sản xuất và vận chuyển sản phẩm.
- Luôn trữ hàng sẵn trong nhà kho, đảm bảo giao hàng nhanh nhất.
8 loại kho logistics hiện nay
1. Kho CFS (Container Freight Station)
Kho CFS là điểm giao hàng lẻ, hàng LCL (less than container load). Đây là nơi mà các doanh nghiệp sử dụng để gom hàng hóa dạng lẻ lại và phân loại. Sau đó sẽ sắp xếp để vận chuyển chung trong một container. Nếu container còn dư chỗ trống, chủ hàng sẽ ghép hàng lại. Kho này sẽ có các bộ phận chuyên trách đảm nhận vai trò đóng gói và xếp hàng.
Hiểu đơn giản thì với mỗi chủ hàng thường sẽ có 1 lượng hàng nhỏ, không chất đầy 1 container hàng. Vì vậy, kho CFS được sử dụng để khai thác hiệu quả không gian để hàng đó. CFS sẽ có vai trò ghép các kiện hàng của nhiều chủ hàng vào cùng 1 cont, giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
2. Kho hàng tự động
Kho hàng tự động sử dụng robot và các phần mềm chuyên dụng để quản lý hàng hóa. Cấu trúc kho này sẽ thường đi kèm với hệ thống kệ chứa hàng tự động như kệ Radio Shuttle hoặc kệ ASRS.
Ưu điểm của loại kho này là tính chuyên nghiệp, độ chính xác cao và tốc độ chuyển hàng nhanh. Hàng hóa sẽ được vận chuyển bằng robot Và dỡ hàng trên các pallet bằng xe nâng hàng. Giúp tiết kiệm số lượng nhân công làm việc trong kho. Bên cạnh đó, kho hàng tự động hóa nâng cao tính linh hoạt và chuyên nghiệp trong các hoạt động logistics.
3. Cross Docking
Là một hình thức kho bãi thay thế cho loại kho lưu trữ thông thường. Ưu điểm của hình thức này là thời gian chuyển hàng nhanh ( chỉ từ 1 giờ đến 1 ngày là xong). Vì vậy, nó giúp tiết kiệm nhiều tiền thuê kho và quản lý hàng hóa.
Để sử dụng Cross Docking hiệu quả, cần đáp ứng 2 tiêu chí:
- Biến động đủ thấp
- Khối lượng đủ lớn
Nếu không đáp ứng được 2 tiêu chí trên sẽ dẫn đến hệ quả là gây tốn nhiều chi phí vận chuyển và không đủ lời để bù lỗ. Các mặt hàng sử dụng Cross Docking cần được đặt sản xuất sẵn, đóng gói, gắn mã vạch và nhãn dán. Sau đó hàng hóa đã sẵn sàng chuyển tới cho khách hàng.
4. Kho logistics tư nhân
Kho tư nhân hay còn gọi là kho bãi độc quyền, kho tư nhân là loại kho thuộc quyền sở hữu của các tập đoàn bán lẻ lớn. Các kho này thường được xây và cấp vốn trước bởi các công ty chủ quản.
Mục đích chính khi sử dụng kho tư nhân là để hỗ trợ hoạt động sản xuất nên các kho này hay được đặt gần các xưởng sản xuất và chế biến sản phẩm.
5. Kho logistics công cộng
Kho logistics công cộng phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không sở hữu kho riêng của mình. Kho công cộng được cung cấp bởi bên thứ ba, bên này sẽ hỗ trợ quản lý và lưu trữ hàng hóa doanh nghiệp gửi hàng. Kho công cộng có thể được thuê ngắn hay dài hạn tùy vào nhu cầu sử dụng. Đây là loại kho được sử dụng nhiều để tăng tính hiệu quả trong các hoạt động logistics.
6. Kho kiểm soát khí hậu
Kho kiểm soát khí hậu sẽ kiểm soát các yếu tố liên quan đến độ ẩm, nhiệt độ, độ sạch của sản phẩm,… Người sử dụng kho có thể điều chỉnh các yếu tố trong kho. Nhằm đảm bảo sản phẩm giữ được chất lượng tốt trước khi đến tay người tiêu dùng. Các hàng hóa lưu trữ trong kho này bao gồm: thực phẩm, dược phẩm, linh kiện điện tử,…
7. Kho logistics ngoại quan
Sở hữu chức năng là lưu kho hàng hóa tạm thời, bảo quản các lô hàng từ nước ngoài về nội địa. Các hàng hóa được trữ ở kho ngoại quan sẽ được chủ hàng ủy quyền cho bên đại lý để xử lý các thủ tục về hải quan, đóng ghép, gia cố, phân cấp và bảo dưỡng.
Riêng đối với các kho ngoại quan dùng để chứa xăng dầu hoặc hóa chất thì cần đáp ứng các quy định của Nhà nước về hải quan.
8. Kho bảo thuế
Đây là loại kho logistics dành cho các hàng hóa và nguyên vật liệu nhập khẩu được thông quan để sản xuất hàng xuất khẩu cho các chủ kho bảo thuế.
Thông thường các doanh nghiệp sử dụng loại kho này là các công ty sở hữu vốn đầu tư nước ngoài. Hàng hóa được lưu trữ trong kho bảo thuế rất đa dạng. Hoạt động của kho bảo thuế luôn được giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Trên đây là các loại kho logistics thông dụng hiện nay. Doanh nghiệp muốn tối ưu hiệu quả hoạt động logistics và tiết kiệm các chi phí, nguồn lực thì cần lựa chọn loại hình kho phù hợp với mô hình kinh doanh của mình.
Để hệ thống kho logistics vận hành hiệu quả, các doanh nghiệp thường trang bị hệ thống kệ chứa hàng phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
Các doanh nghiệp mua kệ kho logistics, vui lòng liên hệ: